Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
CÔNG VĂN
Ngày cập nhật 04/06/2019

“V/v đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa Hè năm 2019”

Nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè. UBND xã Hương Phong yêu cầu thực hiện tốt một số nội dung công việc như sau:

I. Phòng chống dịch bệnh:

1. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, hướng dẫn cho nhân dân về các kiến thức cơ bản về các loại bệnh như: biểu hiện của bệnh, đường lây truyền và biện pháp phòng chống.

2. Phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong công tác giám sát phát hiện bệnh, xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, khống chế không cho dịch lây lan ra cộng đồng.

- Đối với bệnh Đường tiêu hóa (Tả, thương hàn, lỵ, tay chân miệng…)

+ Xác định vùng có nguy cơ xảy ra bệnh, vùng có điều kiện vệ sinh môi trường kém, có mật độ ruồi cao.

+ Tăng cường công tác giám sát bệnh nhân và thực phẩm tại vùng trọng điểm.

- Đối với bệnh Sốt xuất huyết:

+ Khi phát hiện ca bệnh tiến hành thau vét bọ gậy triệt để và phun hóa chất theo quy định.

+ Lập kế hoạch phun chủ động các khu vực có nguy cơ cao kèm theo chiến dịch thau vét bọ gậy trên phạm vi rộng.

- Đối với bệnh đường hô hấp (Sởi, Rubella, cúm A (H5N1), thủy đậu, quai bị…)

+ Tăng cường giám sát bệnh tại cơ sở y tế. Ngay sau khi phát hiện các trường hợp nghi mắc sởi cần tiến hành điều trị theo quy định. Theo dõi diễn biến của bệnh, báo cáo hằng ngày theo quy định.

+ Phối hợp với cán bộ thú y giám sát chặt chẽ tình hình dịch cúm gia cầm đến từng hộ gia đình, phát hiện ổ dịch kịp thời, tổ chức lực lượng xử lý, giám sát bệnh nhân nghi mắc bệnh.

+ Tổ chức triển khai công tác khử trùng tiêu độc tại các hộ có chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm.

+ Tăng cường hoạt động giám sát bệnh nhân quai bị, thủy đậu.

+ Tuyên truyền cho nhân dân biết cách phòng bệnh trong cộng đồng.

+ Phối hợp các ngành xử lý môi trường tại khu vực có bệnh.

3. Tăng cường công tác thanh kiểm tra vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi phòng chống dịch sốt xuất huyết.

4. Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất và phương tiện, xây dựng phương án cụ thể đảm bảo công tác xử lý dịch kịp thời, triệt để, hạn chế tối đa lây lan.

5. Coi công tác phòng, chống dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ chính trị, gắn liền với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

6. Tham dự tập huấn về chuyên môn do cấp trên tổ chức.

7. Thực hiện tốt công tác thống kê báo cáo, trực dịch theo quy định của Bộ Y tế.

II. Đảm bảo công tác vệ sịnh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh lây truyền qua thực phẩm:

1. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộc độc thực phẩm, bệnh truyền qua đường thực phẩm:

- Phổ biến các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống, các hành vi cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Yêu cầu các cơ sở tuyệt đối không sử dụng các nguyên liệu, sản phẩm đã bị ôi thiu, hỏng, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng để chế hiến, kinh doanh.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi giết mổ, phân phối, chế biến thịt gia cầm, thủy sản, tiệt trùng các dụng cụ, bát đũa trước khi ăn uống, hướng dẫn lựa chọn, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn.

- Tuyên truyền để người dân tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, kinh doanh, sử dụng các động thực vật độc như nấm độc, cá nóc, sò biển, ốc lạ, quả lạ…không sản xuất, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm rượu, bia, nước giải khát không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không an toàn.

3. Tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nước giải khát, nước đá, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nơi giết mổ, kinh doanh gia cầm, bếp ăn tập thể tại các trường học. Kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

4. Giám sát chặt chẽ các lễ hội, cưới hỏi, bữa ăn đông người tại địa phương theo Công văn số 1232/SYT-NVY ngày 16/9/2011 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.

5. Tăng cường công tác giám sát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tại cộng đồng theo Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2016 của Bộ Y tế và Quy chế số 62/QC-SYT ngày 16/01/2017 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng, phương tiện, vật tư… để phối hợp tham gia phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm khi được yêu cầu.

 

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Trọng Hiep
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 661.260
Truy cập hiện tại 1.388