Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Hướng dẫn phòng bệnh cúm cho gia cầm
Ngày cập nhật 06/04/2021

Cúm gia cầm là một căn bệnh gây ra bởi virus cúm loại A, có thể lây nhiễm cho cả gia cầm hoang dã và gia cầm nuôi. Có hai loại virus cúm lâm sàng ở gia cầm: nguy cơ gây bệnh cao (HP) và nguy cơ gây bệnh thấp (LP). Các chủng cúm gia cầm của HP có thể lây lan nhanh chóng giữa các đàn gia cầm và có thể gây ra suy đa tạng và tỷ lệ tử vong cao, đột ngột. Các chủng LP của cúm gia cầm hình thành như nhiễm trùng không triệu chứng, bệnh hô hấp hoặc giảm sản xuất trứng.

 

Các biểu hiện của triệu chứng cho thấy sự xuất hiện của bệnh cúm trên gia cầm là:

 Chết đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu nào

  • Yếm thịt (phần ức gà), mào, chân chuyển sang màu tím
  • Đầu, mí mắt, mào, yếm thịt, hông bị sưng
  • Vỏ trứng mềm hoặc biến dạng
  • Giảm sản lượng đẻ trứng
  • Thiếu năng lượng, giảm ăn và không linh hoạt
  • Bị tiêu chảy
  • Chảy nước mũi
  • Ho hoặc hắt xì
  • Xù lông

 Cách phòng bệnh cúm cho gia cầm

Virus cúm gia cầm lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc qua thức ăn, nước, thiết bị và quần áo có mầm bệnh. Do đó, đảm bảo an toàn sinh học là phương thức phòng ngừa đầu tiên và quan trọng nhất ở cấp độ trang trại.

 Để ngăn chặn sự xuất hiện của virus trong đàn, các nhà sản xuất gia cầm nên:

  1. Giảm thiểu các yếu tố thu hút động vật hoang dã:
  • Loại bỏ nước đọng: Thiết kế và xử lý mặt đất để tránh tạo vũng nước; tránh đi bộ hoặc di chuyển thiết bị gần nước đọng được sử dụng bởi động vật hoang dã.
  • Giảm nguồn thực phẩm: Không nuôi động vật hoang dã; để thức ăn trên máng sạch; dọn dẹp nhanh khu vực lưu trữ thức ăn; thường xuyên cắt cỏ và loại bỏ trái cây rụng.
  • Che chất thải: Không chất đống rác đã sử dụng gần chuồng trại; đậy thùng rác đúng cách; che phủ xác động vật cẩn thận.

 2. Ngăn chặn sự xâm nhập của động vật hoang dã: Lắp đặt lưới, tấm chắn bảo vệ, các chất hóa học chống côn trùng như gel xịt côn trùng hoặc hàng rào nhọn.

 3. Thêm các biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã: thường xuyên di chuyển và thay đổi vị trí các bù nhìn.

 4. Tránh cho gia cầm tiếp xúc gần những nơi các loài chim hoang dã hay lui tới: Nhốt gia cầm trong chuồng ở những thời điểm có nguy cơ cao. Nếu chúng không thể vào trong chuồng, hãy chắc chắn rằng chim hoang dã không thể tiếp cận nguồn thức ăn và nguồn nước của chúng.

 5. Trông gia cầm: Bảo vệ những con gia cầm nuôi có khả năng tiếp xúc với những con chim hoang dã, chẳng hạn như đàn nhỏ khi chạy ngoài trời.

 6. Kiểm soát sự tiếp xúc của người và các thiết bị đến chuồng gia cầm: Nếu xuất hiện chim hoang bị nhiễm bệnh trong khu vực, hãy giảm sự di chuyển của người, phương tiện hoặc thiết bị đến và đi từ những khu vực nuôi gia cầm. Thay quần áo trước và sau khi tiếp xúc với đàn gia cầm nuôi và đảm bảo các vị khách đến thăm cũng làm như vậy.

7. Duy trì vệ sinh các vật dụng, chuồng trại, thiết bị, phương tiện và giày dép: Khử trùng thường xuyên. Đối với trang trại chăn nuôi gia cầm tư nhân, cần làm sạch và khử trùng chuồng trại vào cuối chu kỳ sản xuất. Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với gia cầm.

8. Tránh đưa gia cầm chưa rõ tình trạng bệnh vào đàn. Chỉ thu nhận gia cầm từ các nguồn có thể xác minh rằng chúng không bị bệnh. Sau đó kiểm dịch cách ly gia cầm mới trong vòng hai tuần tại các khu riêng biệt, để đảm bảo rằng chúng khỏe mạnh.

 9. Báo cáo khi gia cầm bị bệnh hoặc chết: Liên hệ với bác sĩ thú y nếu bạn có bất kỳ mối lo ngại nào. Hành động nhanh sẽ giúp bảo vệ các đàn khác trong khu vực nếu có dịch bệnh.

 10. Xử lý phân chuồng và gia cầm chết một cách phù hợp.

 11. Duy trì giám sát: Tối thiểu cần tuân thủ theo các quy định của địa phương liên quan đến giám sát và kiểm định đàn giống.

 Phương pháp điều trị cúm gia cầm ở gia cầm

Tốt nhất là có một hệ thống giám sát tại chỗ và các biện pháp an toàn sinh học để phòng ngừa.

 Trong trường hợp phát hiện bệnh, chính sách loại bỏ thường được sử dụng để kìm hãm và đẩy lùi dịch bệnh. Tiêu hủy một cách đúng đắn và an toàn tất cả các động vật bị nhiễm bệnh và phơi nhiễm:

  • Xử lý phù hợp xác của gia cầm và tất cả những thứ liên quan.
  • Giám sát và truy vết gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc bị phơi nhiễm.
  • Cách ly và kiểm soát chặt chẽ đối với sự di chuyển của gia cầm và bất kỳ phương tiện nào có nguy cơ.
  • Khử trùng triệt để các cơ sở bị nhiễm bệnh
  • Cần chờ tối thiểu 21 ngày trước khi tái đàn.

 Tiêm phòng có thể là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ các chương trình tiêu diệt virus nếu được sử dụng cùng với các phương pháp kiểm soát khác. Sử dụng vắc-xin khẩn cấp để giảm tốc độ truyền bệnh có thể là giải pháp thay thế cho việc tiêu hủy sớm, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh của đàn gia cầm khỏe mạnh khác.

 

Ngọc Phương - TTDVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 679.278
Truy cập hiện tại 9